Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Các yếu tố có lợi khi đăng kí độc quyền nhãn hiệu

Những ích lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký độc quyền nhãn hiệu

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN NHÃN HIỆU

  Ngày nay khái niệm về độc quyền nhãn hiệu không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp kinh doanh muốn hội nhập với thị trường đòi hỏi về hình ảnh, chất lượng mang yếu tố quyết định. Tuy nhiên có một bộ phận doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được lợi ích việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và lợi nhuận của công ty
Đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu là quyết định đúng đắn để xây dựng và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp.Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành có ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu – là ghi nhận nhãn hiệu có chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân/pháp nhân khác đánh cắp sử dụng để hưởng lợi. Khi đó, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn hiệu sẽ không có căn cứ để các cơ quan chức năng giải quyết. Như vậy có thể nói xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là bảo hộ nhãn hiệu đó thực chất là việc thiết lập quyền sở hữu thương hiệu.
Nhãn hiệu với chức năng là một công cụ maketing- truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước đi đầu tiên và cần thiết để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, tạo thế cạnh tranh trên thị trường: Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như một cam kết của doanh nghiệp về đầu tư vào nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ đối với người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, là động lực cho sản phẩm/ dịch vụ ngày càng được tiêu thụ, sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ tạo sự độc quyền cho doanh nghiệp sở hữu: Khi nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ, thì doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng; khai thác các lợi ích khác từ nhãn hiệu.

Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở để các doanh nghiệp chống lại các hành vi xâm phạm, (làm giả, làm nhái sản phẩm) có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của mình. Nếu người khác vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải chấm dứt các hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.

Thực tế nhiều doanh nghiệp cũng muốn đăng ký tham gia bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng không biết được cách thức cũng như các bước tiến hành.Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình hội nhập đã trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Việc bảo hộ nhãn hiệu là thiết yếu, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

Nếu bạn đã bắt đầu nhận thức rõ những lợi ích của việc độc quyền nhãn hiệu nhưng chưa rõ cách thức, xin hãy liên hệ với chúng tôi – đội ngũ kinhdoanhthuonghieu với chất lượng dịch vụ uy tín và giá cả hợp lý luôn sẵn lòng tư vấn và giúp đỡ bạn

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét