Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Từng bước đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Có một số doanh nghiệp nước ta vẫn còn bỡ ngỡ trước hình thức và các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cơ sở kinh doanh của mình; một số hướng dẫn nhỏ sau đây mong rằng sẽ giúp doanh nghiệp chúng ta có cái nhìn và kiến thức rõ hơn về những thủ tục cơ bản đối với việc đăng ký nhãn hiệu:
  • 02 tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • 05 mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  • Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
  • Yêu cầu đối với đơn
    • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
    • Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
    • Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
    • Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
    • Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
    • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
    • Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
    • Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Bạn có thể gặp một vài khó khăn ở khâu thủ tục, chúng tôi có thể hỗ trợ và tư vấn để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình; với đội ngũ chuyên nghiệp – uy tín – nhanh gọn và chất lượng dịch vụluôn được đảm bảo chắc chắn bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian quý báu của mình ở những bước đầu này
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Đăng ký nhãn hiệu có lợi ích gì!

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN NHÃN HIỆU
Ngày nay khái niệm về độc quyền nhãn hiệu không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp kinh doanh muốn hội nhập với thị trường đòi hỏi về hình ảnh, chất lượng mang yếu tố quyết định. Tuy nhiên có một bộ phận doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được lợi ích việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và lợi nhuận của công ty
Đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu là quyết định đúng đắn để xây dựng và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành có ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu - là ghi nhận nhãn hiệu có chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân/pháp nhân khác đánh cắp sử dụng để hưởng lợi. Khi đó, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn hiệu sẽ không có căn cứ để các cơ quan chức năng giải quyết. Như vậy có thể nói xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là bảo hộ nhãn hiệu đó thực chất là việc thiết lập quyền sở hữu thương hiệu.
Nhãn hiệu với chức năng là một công cụ maketing- truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước đi đầu tiên và cần thiết để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, tạo thế cạnh tranh trên thị trường: Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như một cam kết của doanh nghiệp về đầu tư vào nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ đối với người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, là động lực cho sản phẩm/ dịch vụ ngày càng được tiêu thụ, sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ tạo sự độc quyền cho doanh nghiệp sở hữu: Khi nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ, thì doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng; khai thác các lợi ích khác từ nhãn hiệu.

Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở để các doanh nghiệp chống lại các hành vi xâm phạm, (làm giả, làm nhái sản phẩm) có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của mình. Nếu người khác vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải chấm dứt các hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.

Thực tế nhiều doanh nghiệp cũng muốn đăng ký tham gia bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng không biết được cách thức cũng như các bước tiến hành.Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình hội nhập đã trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Việc bảo hộ nhãn hiệu là thiết yếu, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

Nếu bạn đã bắt đầu nhận thức rõ những lợi ích của việc độc quyền nhãn hiệu nhưng chưa rõ cách thức, xin hãy liên hệ với chúng tôi – đội ngũ kinhdoanhthuonghieu với chất lượng dịch vụ uy tín và giá cả hợp lý luôn sẵn lòng tư vấn và giúp đỡ bạn

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Những hồ sơ cần thiết đăng ký thành lập doanh nghiệp

NHỮNG HỒ SƠ CẦN THIẾT TRONG ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp và Điều 26 Luật Quản lý thuế và được ghi trên cơ sở những thông tin trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn tại Nghị định số: 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:
* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân (Điều 19):
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh (Điều 20)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 21)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Những điều lệ trên có thể giúp bạn chuẩn bị đầy đủ các thứ tự hồ sơ phần nào thuận tiện cho việc đăng ký doanh nghiệp của mình
Nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi:
Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Những bẫy sập trong kêu gọi vốn doanh nghiệp

Những chiếc bẫy trong huy động vốn dành cho doanh nghiệp

Có bao giờ bạn tự hỏi về nguyên nhân gây ra những sai lầm trong kinh doanh đặc biệt là nguồn tiền khi được huy động để kinh doanh không? Hôm nay, kinhdoanhthuonghieu sẽ giới thiệu những lý do khiến doanh nghiệp thất bại trong việc huy động nguồn vốn, mong rằng chúng ta có thể rút được những bài học cho riêng mình:
numerals and finance
1. Bản kế hoạch kinh doanh chưa chín muồi
Không có gì tồi tệ hơn việc đi đến một cuộc họp bàn huy động vốn mà thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu bạn không dành thời gian và công sức vào bản kế hoạch kinh doanh mạnh mẽ với đầy đủ các yếu tố hợp lý thích hợp, chẳng hạn như những miêu tả kinh doanh thuyết phục, kế hoạch tài chính và phân tích thị trường cạnh tranh, các nhà đầu tư cho dù túi tiền có rủng rỉnh bao nhiêu chắc cũng sẽ không dành thời gian để đánh giá đề xuất của bạn.
Có rất nhiều nguồn tốt trên Internet mà bạn có thể học hỏi cách thức xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh cùng nhiều mẫu tham khảo.
2. Tập trung quá nhiều vào ý tưởng và quá ít vào quản lý
Ngay cả những chú ngựa đua siêu phàm nhất thế giới vẫn cần tới một nài ngựa giỏi để dành phần thắng trong các cuộc đua. Công thức này cũng đúng với các hoạt động kinh doanh.
Sẽ chưa đủ để thuyết phục các nhà đầu tư rằng dự án của bạn là địa điểm lý tưởng đầu tư nếu chỉ đơn thuần đưa ra các ý tưởng kinh doanh độc đáo. Bạn cũng cần một đội ngũ có thể tạo ra doanh thu để trả nợ khoản vay hay cung cấp một chiến lược giải thoát an toàn cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Rất nhiều công ty hay các chủ dự án bỏ qua yếu tố thứ hai của phương trình vốn dĩ sẽ quyết định dòng chảy của vốn đầu tư.
Việc cho thấy bạn tuyển dụng được các nhân viên bán hàng xuất sắc, các nhà tiếp thị tài năng, những kế toán viên giàu kinh nghiệm cùng những cán bộ quản lý chủ chốt khác, hay thậm chí cả những chuyên gia bên ngoài như luật sư hay nhà phân tích kinh tế – người có thể đưa ra những chỉ dẫn chuyên môn – là thiết yếu để nhanh chóng có được cái gật đầu của các nhà đầu tư tiềm năng.
3. Không đề nghị đủ nguồn tài chính
Mới đây, một nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế Mỹ về lý do thất bại của các công ty nhỏ cho thấy với tỷ lệ 79%, việc khởi sự kinh doanh khí có quá ít tiền mặt là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ. Điều này thường xảy ra là do các chủ doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm không nhận ra rằng họ nên tính toán đủ số lượng vốn cần huy động trên cơ sở kịch bản tình huống tồi tệ nhất thay vì những dự đoán tính huống tốt nhất.
Một câu châm ngôn cổ về kế toán nói rằng mọi thứ có thể tốn kém gấp đôi và kéo dài gấp đôi so với những gì bạn dự đoán. Mặc dù câu châm ngôn có thể hơi cường điệu, song những chủ doanh nghiệp chân ướt chân ráo gia nhập thị trường thường quá lạc quan về quãng thời gian họ sẽ bắt đầu thu lợi nhuận.
Nếu bạn không huy động đủ vốn, bạn sẽ không có những chiếc nệm cần thiết để vượt qua khó khăn trong trường hợp doanh số bán hàng sụt giảm hay những tình huống bất ngờ của thị trường.
4. Có quá nhiều nhà cho vay hay nhà đầu tư
Một trong những rủi ro của việc duy trì tình hình tài chính ổn định từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau đó là bạn sẽ phải quản lý quá nhiều các mối quan hệ và các mong đợi. Nó sẽ đẩy bạn dần ra xa khỏi hoạt động kinh doanh cốt lõi. Những đối tác huy động vốn này có thể có những mối quan tâm, lợi ích và yêu cầu xung đột với nhau. Đương nhiên, kết quả có thể khá tiêu cực.
Điều này càng đặc biệt đúng khi bạn huy động vốn từ bạn bè hay người thân trong gia đình. Có một chủ tiệm cắt tóc đã vay mượn tiền từ bảy hay tám người thân để tiến hành kinh doanh. Hoạt động kinh doanh khá thành công, nhưng rồi các tranh chấp phức tạp nảy sinh khi các bên quyết định phân chia lợi nhuận ra sao. Mâu thuẫn không thể giải quyết tất cả các nhu cầu, vì thế cửa tiệm cắt tóc đã phải đóng cửa.
5. Thất bại trong việc ký kết những hợp đồng pháp lý chuẩn xác
Nhiều người cho rằng yếu tố này còn quan trọng hơn cả bản hợp đồng tiền hôn nhân giữa đôi nam nữ có nhiều tài sản cá nhân quan trọng. Mọi nhà đầu tư và người cho vay cuối cùng đều cần đồng tiền của họ quay trở lại. Và các văn bản pháp lý bao quát tất cả các vấn đề từ nội dung điều khoản đến thời hạn đầu tư,… nhằm tránh những thua lỗ phát sinh sẽ rất quan trọng đối với họ.
6. Quản lý dòng tiền không tốt
Nhiều chủ doanh nghiệp mới khởi sự đã đốt cháy quá nhanh các đồng vốn huy động và thất bại trong việc xây dựng một trạng thái dòng tiền tích cực theo những cách thức phù hợp. Một vài nguyên nhân như giao hàng chậm và kinh doanh suy thoái có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của chủ doanh nghiệp, song dù gì thì trách nhiệm chính vẫn thuộc về đội ngũ lãnh đạo điều hành, chẳng hạn các chi tiêu không cần thiết hay những dự báo lạc quan thái quan về doanh thu, chi phí,…. Những nhà tài trợ tài chính sẽ không tử tế với những kiểu sai lầm như vậy. Và nếu họ khóa vòi dòng tiền của mình, mọi nỗ lực vất vả từ trước đến nay của bạn có thể tiêu tan.
Còn có nhiều cạm bẫy khác cần tránh, song điểm mấu chốt sẽ là: Hãy chơi đúng theo luật chơi của các nhà cho vay để thúc giục họ mở sổ séc, nhưng cùng lúc cũng cần bảo vệ sự an toàn cho bản thân bạn.
ke bai tran
Nếu bạn cần thông tin hỗ trợ, tư vấn hãy để chúng tôi giúp bạn – chúng tôi có những giải pháp tối ưu để cải thiển phương thức kinh doanh truyền thống, đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp – uy tín chắc chắn bạn sẽ tìm được những lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình
Thông tin liên hệ:
Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Rút ra bài học từ những lỗi lầm kinh doanh trên thế giới

Bài học từ những sai lầm kinh doanh trên thế giới

Chúng tôi – kinhdoanhthuonghieu muốn chia sẻ cho bạn câu chuyện trải nghiệm về những thất bại của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới:
doi dien voi that bai
1. Tập trung vào thương hiệu cá nhân làm cả công ty sụp đổ
Carly Forina tới Hawlett Packerd (HP) như một người nổi tiếng. Bà sử dụng sự ủy quyền để làm nên sự thay đổi lớn phù hợp với hình ảnh công chúng của bà. Điều này dẫn tới những quyết định thiếu suy nghĩ thấu đáo và mọi thứ đều bị bỏ lại sau lưng khi bà đưa ra các bài phát biểu. Bà đã đặt cái tôi lên trên lợi ích của công ty.
Lãnh đạo tốt nhất phải là người làm nên công ty chứ không phải làm nên chính bản thân người đó.
2. Đối xử với nhân viên như những đứa trẻ sẽ khiến họ thụt lùi và đứng nhìn bạn vấp ngã
Jill Barad trở thành CEO nữ đầu tiên của Barbie nhờ vào sự tập trung cao độ vào từng tiểu tiết, một điều rất tuyệt vời đối với một giám đốc sản xuất. Tuy nhiên, khi bà tiếp tục làm những điều tương tự như vậy một mình và từ chối ý kiến của các đại diện, công nhân và nhân viên làm việc trở nên kém hiệu quả hơn và bà đã thất bại thực sự năm 2000.
Quản lí vĩ mô và tích trữ quyền lực là một trong những con đường chắc chắn gây ra thất bại.
3. Tránh xung đột sẽ khiến con người thụ động
Ý kiến về một nơi làm việc không tưởng mà không có xung đột thực sự rất hấp dẫn. Tuy vậy, thực hiện điều đó lại dường như quá khó khăn giống như đối mặt với kẻ thù. Không xung đột đồng nghĩa với việc các lỗi sai sẽ bị che giấu, các vấn đề bị lảng tránh và mọi người sẽ trở nên thụ động. Mọi thứ trở nên hòa hợp nhưng xét tổng thể thì đó lại là điều bất thường.
Người đứng đầu của Mills, ông Daniel Feurstein nhận được sự hoanh nghênh vì tiếp tục trả lương đầy đủ cho nhân viên dù nhà máy bị thiêu hủy. Chiến lược dù rất tốt nhưng công ty đã bị nợ nần chồng chất dẫn tới phá sản.
4. Đừng thử quá nhiều thứ, bạn sẽ làm khách hàng băn khoăn
Kmart là chuỗi giảm giá quốc gia đầu tiên và thu về khá nhiều thành công. Sau đó, nó bắt đầu nỗ lực thu hút những khách hàng giàu hơn.
Những năm 2000, KMart tập trung vào sự phân biệt, thu hút người tiêu dùng thời trang hơn. Kmart cố làm cả hai điều đó nên thương hiệu trở nên loãng, khách hàng của họ băn khoăn và cuối cùng thì tập đoàn mất thị phần dẫn tới sự phá sản năm 2002.
Mở hai doanh nghiệp cùng lúc sẽ đánh mất sự chú ý của khách hàng và dẫn tới mất khách.
nguyen_nhan_chung_cua_nhung_that_bai_trong_kinh_doanh20130326144336
5. Đổi mới trong nội bộ trước
Cựu giám đốc điều hành của Caterpillar George Schaefer nhận thấy họ đã dẫn đầu thế giới trong sản xuất. Ngành kinh doanh chính của họ đưa cho họ rất nhiều kinh nghiệm hậu cần và họ biến những ý kiến chuyên môn ấy thành các công ty con thành công.
- Nơi đầu tiên bạn nên cách tân chính là nội bộ.
- Dừng lại trước khi nhìn ra bên ngoài.
- Đưa chất lượng tốt nhất tới cực đại.
6. Đừng cắn câu và để công ty khác điều khiển chiến lược của bạn
Coca Cola bị cuốn vào một trong những thất bại kinh doanh thảm hại nhất trong lịch sử bởi Pepsi. New Coke đã bị Pepsi Challenge đánh bại bởi chiến dịch chọn ra hượng vị nào được nhiều người yêu thích hơn. Sợ rằng sẽ lỗi thời, New Coke đã bị cuộc thử nghiệm đó làm cho mù quáng và thay đổi công thức. Đây được coi là sai lầm kinh doanh lớn nhất trong lịch sử.
sai-lam-trong-kinh-doanh
7. Không ngừng phát triển ý tưởng mới và như thế bạn sẽ không phải gắn liền với những ý tưởng tồi
Richard Branson luôn nói “có”, nhưng thường là với những điều đúng. Ông có một loạt các quyển sổ để ghi chép và liên tục đưa ra những ý tưởng mới vì thế mà ông có thể lên kế hoạch và thực hiện những điều có thể làm thay vì thực hiện điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ.
- Xác định rõ công ty của bạn dựa theo nhu cầu và giá trị thay vì các sản phẩm.
- Không ngừng theo đuổi cơ hội.
- Chắc chắn rằng một sự lựa chọn phải có chiến lược đi kèm thực sự có hiệu quả.
8. Học cách nói không với đôla
Giám đốc điều hành của LA Gear phát triển công ty của ông từ 11 USD thành 820 triệu USD doanh thu chỉ trong vòng 4 năm bằng cách tập trung vào những chiếc giày độc đáo nhưng hợp thời. Nhưng việc theo đuổi những cơ hội kiếm nhiều tiền hơn đã giết chết công ty.
Họ bán những sản phẩm thừa với giá giảm thấp chưa từng có khiến danh tiếng công ty bị hạ thấp, đầu tư quá nhiều tiền vào giày chơi bóng rổ và cung cấp giày rẻ tiền ở Wal Mart. Vị giám đốc không thể nói không với việc theo đuổi nhiều tiền hơn và đã phải trả giá cho điều đó.
Khả năng nói không với những cơ hội sinh lời là một trong những đặc điểm quan trong mà một người lãnh đạo cần có.
9. Đừng để cái tôi khiến bạn không nhận ra đâu là lúc thích hợp để dừng
New Corp đã chi 580 triệu USD vào MySpace năm 2006 và rót vào rất nhiều tiền để đầu tư trong nhiều năm vì nó đã bị chia thị trường với Facebook. Cuối cùng thì MySpace chỉ được bán với giá 34 triệu USD.
Ý tưởng trở thành người đầu tiên và ý tưởng của việc thay đổi hoàn toàn đầy cám dỗ nhưng những nhà lãnh đạo tài ba sẽ phải học để biết khi nào nên dừng lại khi thất bại.
10. Đừng lờ đi ngành kinh doanh chính đã mang lại bộn tiền cho bạn
Netscape tạo ra một trong những trình duyệt web đầu tiên và phổ biến nhất thế giới. Công ty thường xuyên nhín về phía trước và vượt quá khuôn khổ thông thường. Netscape đầu tư để tạo ra một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới từ vạch xuất phát.
Người sáng lập Mark Andreesen đã lờ đi mỏ kim cương ngay trong công ty, điều mà sau này ông ta cho là “sai lầm triệu đô”.
Có lí do để các doanh nghiệp và thương hiệu nào đó thành công trong từng lĩnh vực riêng. Đôi khi, sai lầm của các lãnh đạo giỏi là quên đi điều đó.
images
Nếu bạn cần thông tin hỗ trợ, tư vấn hãy để chúng tôi giúp bạn – chúng tôi có những giải pháp tối ưu để cải thiển phương thức kinh doanh truyền thống, đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp – uy tín chắc chắn bạn sẽ tìm được những lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình
Thông tin liên hệ:
Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Giấy tờ đăng kí quyền tác giả

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

ban-quyen-tac-gia
1. Người nộp và cách thức nộp hồ sơ:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng Mẫu số 1:Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng Mẫu số 2: Tờ khai đăng ký quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
(Xin đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai.)
b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
4. Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
4.1 Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
4.2 Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
5. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
6. Nơi tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ nắm rõ qui trình đăng ký quyền tác giả; ngoài ra chúng tôi có những dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, giấy phép sở hữu trí tuệ cho cơ sở kinh doanh. Hoặc nếu bạn cần thêm thông tin hỗ trợ và tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi – đội ngũ chuyên nghiệp của kinhdoanhthuonghieu.com sẵn lòng giúp đỡ bạn; chúng tôi có bảng giá hợp lý, quy trình nhanh gọn luôn cho bạn những lựa chọn tốt nhất
Thông tin liên hệ: 
Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

44-dich-vu-bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh
Thành phần hồ sơ :
1.  - Tờ khai yêu cầu cấp bằng;
2.  - Bảng mô tả kiểu dáng công nghiệp;
3.  - Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
4.  - Chứng từ nộp lệ phí;
5.  - Các tài liệu cần thiết khác.
Số bộ hồ sơ:
01 bộ
Quy trình:
Bước 1
Chuẩn bị hồ sơ  Tổ chức, cá nhân liên hệ với Phòng Thông tin sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học & Công nghệ để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả  Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng thông tin sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học & Công nghệ .Chuyên viên thụ lý tính pháp lý của hồ sơ :
+Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định.
+Nếu đủ điều kiện thì nhận hồ sơ và chuyển cho Cục Sở hữu trí tuệ.
+ khi nào nhận kết quả từ Cục Sở hữu thì trực tiếp liên hệ với tổ chức hoặc cá nhân để trả kết quả.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị thủ tục giấy tờ đầy đủ trước khi đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho cơ sở kinh doanh của mình. Hoặc nếu bạn cần thêm thông tin hỗ trợ và tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi – đội ngũ chuyên nghiệp của kinhdoanhthuonghieu.com sẵn lòng giúp đỡ bạn; chúng tôi có bảng giá hợp lý, quy trình nhanh gọn luôn cho bạn những lựa chọn tốt nhất
Thông tin liên hệ: 
Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Thủ tục cần thiết đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế

Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Kinh doanh du lịch hướng đến sự hòa nhập, chuẩn mực và chất lượng uy tín; nhưng một số doanh nghiệp trẻ vẫn khó khăn tìm kiếm cho mình những thủ tục để hợp thức hóa, kinh doanh sâu rộng
Sau đây chúng tôi xin phép chia sẻ những kiến thức về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh lũ hành quốc tế cho các doanh nghiệp còn đang loay hoay tìm “cách chơi” cho mình
huyen20115312144448_0
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như  sau:
Doanh nghiệp gửi đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi đặt trụ sở chính bộ hồ sơ gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế – mẫu 27 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/06/2011.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Phương án kinh doanh lữ hành – mẫu 28 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/06/2011.
4. Chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
5. Giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành.
6. Bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp.
7. Bản sao Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành – mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2002/TT-NHNN ngày 05/04/2002.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến Tổng Cục Du lịch để xem xét, cấp Giấy phép. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và doanh nghiệp biết.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên có thể giúp các chủ doanh nghiệp phần nào nắm rõ hơn về những thủ tục cần thiết để tiết kiệm được thời gian và vật lực vào việc đăng ký xin giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có những đội ngũchuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp về việc chuẩn bị các loại giấy phép kinh doanh, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hoặc thay đổi giấy phép kinh doanh với chất lượng đảm bảo, qui trình nhanh chóng và giá cả hợp lý
Mọi thông tin cần thiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp và tư vấn:
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7
Hotline: Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Những lưu ý cần thiết đặt tên doanh nghiệp

ĐẶT TÊN CHO DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



Trước khi khai sinh một doanh nghiệp, tên công ty luôn là yếu tố mà đại đa số các doanh nhân quan tâm; họ luôn muốn tên công ty phải dễ nhớ và đánh thức được người tiêu dùng nên việc chọn lựa một cái tên để đặt cho đứa con cưng của mình
Để việc đặt tên công ty khi đăng ký kinh doanh theo đúng ý định của mình, đồng thời vẫn tuân theo quy định pháp luật, Làm Việc Thông Minh xin lưu ý đến Quý Doanh nghiệp những điều sau:
dich vu dat ten thuong hieu 

1. Quy định đặt tên công ty:

• Tên công ty phải viết được bằng Tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
- Loại hình công ty
- Tên riêng.
•  Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.
•  Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của công ty. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng

 2. Những điều cấm trong đặt tên công ty:

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 3. Quy định tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty:

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài
Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của công ty tại cơ sở của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.
Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài

 4. Những lưu ý về tên trùng và tên dễ gây nhầm lẫn

Tên trùng là tên của công ty yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của công ty đã đăng ký.
Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký:
  • Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký.
  • Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên công ty đã đăng ký bởi ký hiệu “&”.
  • Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của công ty đã đăng ký.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký.
  • Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của công ty đó, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.
  • Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của công ty đã đăng ký.
  • Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của công ty đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.

Một số điều cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp:

Tên công ty hợp pháp được viết bằng tiếng việt, dùng ký tự hoặc chữ số; ít nhất phải có 2 thành tố là loại hình và tên riêng. Không trùng hoặc nhầm lẫn với công ty đã đăng ký; nếu sử dụng tên nước ngoài phải dịch từ tên tiếng Việt, tên viết tắt được viết từ tên Tiếng Việt hoặc tên nước ngoài và được lấy theo thứ tự trước sau
Thông tin chi tiết hãy gọi chúng tôi :
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836