Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Các bước cần thiết thay đổi trụ sở chính công ty

Với tư cách là người tư vấn, dẫn đường và là một đối tác thân thiết của doanh nghiệp, kinhdoanhthuonghieu muốn hướng dẫn các bạn những bước và hồ sơ pháp lý trong việc thay đổi trụ sở chính doanh nghiệp của mình
thay-doi-dia-chi-f18f4
I. Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2005;
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp.
II. Quy định của pháp luật về thay đổi địa chỉ trụ sở chính
Điều 35 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp quy định cụ thể về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp như sau:
1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính cho doanh nghiệp.
3. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới phải có bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty và danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao giấy biên nhận, đăng ký việc chuyển đổi địa chỉ trụ sở chính và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký.
4. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. 
III. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính và những điều nên biết
1. Những việc cần làm trước khi tiến hành thay đổi trên phòng đăng ký kinh doanh
- Thứ nhất, Tìm được một địa chỉ phù hợp. Vấn đề này Quý khách có thể tham khảo tại bài viết “Một vài vấn đề nên biết về địa chỉ trụ sở chính của công ty” do chúng tôi biên tập;
- Thứ hai, Theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp, khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thay đổi. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở của công ty được quy định tại Điều 35 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau: "Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế".
2. Hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở chính
Việc chuyển địa chỉ trụ sở chính được phân thành hai trường hợp: trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Tùy từng trường hợp thay đổi mà doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh những giấy tờ khác nhau, nhìn chung hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Giấy ủy quyền;
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty cổ phần); Hội đồng thành viên (Nếu là công ty TNHH) về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty cổ phần); Hội đồng thành viên (Nếu là công ty TNHH) về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
- Điều lệ công ty đã sửa đổi (Trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh thành khác);
- Đanh sách đại hội đồng cổ đông/danh sách thành viên (Trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh thành khác).
Thông qua bài viết này, kinhdoanhthuonghieu mong muốn đem đến cho doanh nghiệp những kiến thức trang bị cần thiết trong những thủ tục pháp lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và thuận lợi trong kinh doanh. Ngoài ra, đội ngũ chúng tôi với những cố vấn kinh doanh chuyên nghiệp - uy tín sẵn lòng hỗ trợ bạn trong những giải pháp cho cơ sở kinh doanh của mình
Và hơn trên tất cả, chúng tôi chúc các bạn luôn thành công!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Thay đổi đại diện pháp luật theo từng bước

Để giúp doanh nghiệp về một số thắc mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thay đổi đại diện pháp luật của công ty; kinhdoanhthuonghieu - xin được giới thiệu với các bạn bài viết giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt hơn khi chuẩn bị thủ tục thay đổi đại diện pháp luật của công ty mình
Thu tuc thay doi thanh vien gop von cong ty TNHH
Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
1- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký)
(Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị  đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi đại diện pháp luật của công ty);
2- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty. Nội dung biên bản họp gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh. 
2. Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông. 
3. Chương trình và nội dung cuộc họp. 
4. Chủ toạ và thư ký. 
5. Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp. 
6. Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng.
 7. Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.
8. Các quyết định đã được thông qua. 
9. Họ, tên, chữ ký của chủ toạ và thư ký.
3- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp trongtrường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty. Nội dung biên bản họp gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh.
 2. Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông. 
3. Chương trình và nội dung cuộc họp. 
4. Chủ toạ và thư ký. 
5. Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp. 
6. Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng. 
7. Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp. 
8. Các quyết định đã được thông qua. 
9. Họ, tên, chữ ký của chủ toạ và thư ký.
4- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật:
1. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
2. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
5- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
6- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
7- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ
Thời hạn trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (kết quả giải quyết có hai loại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận hoặc Thông báo bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa đổi bổ sung).
LƯU Ý:
- Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.
- Đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư
images (4)
Kinhdoanhthuonghieu.com hy vọng với bài viết trên một phần đã giúp doanh nghiệp "tường tận" hơn và tiết kiệm thời gian hơn về những thủ tục cần thiết để thay đổi đại diện pháp luật;
Chúng tôi mong rằng sẽ có cơ hội được cộng tác, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm ra những hướng đi và giải pháp cho cơ sở kinh doanh của mình
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Mark Zuckerberg và tuyệt chiêu kinh doanh với Facebook

Facebook - không đơn thuần chỉ còn là trang mạng cá nhân mà còn là một thương hiệu và bài học chuẩn mực về kinh doanh thương hiệu; những câu chuyện về Facebook và Mark Zuckerburg chưa bao giờ là đủ trong giới kinh doanh. Bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ câu chuyện nợ duyên của Mark và thương hiệu Facebook để giúp bạn có cái nhìn thực hơn, sâu hơn về những điều kỳ diệu của một quá trình kinh doanh thương hiệu:
Bí quyết 5P - bí quyết thần kỳ của Mark Zuckerburg

Passion (Niềm đam mê)

Điểm chung của tất cả những vị CEO thành công nổi tiếng trên thế giới như Mark Zuckerberg của Facebook, Richard Branson của Virgin, Tony Hsieh của Zappo, Blake Mycoskie của TOMS, hay James Dyson của Dyson là họ đều có niềm đam mê lớn. Đối với Zuckerberg, niềm đam mê đó là kết nối mọi người.
“Nhiều nguyên tắc nền tảng của Facebook là nếu mọi người được tiếp cận nhiều hơn với thông tin và được kết nối nhiều hơn, thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mọi người sẽ hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn. Đó là nguyên tắc chỉ đường của tôi”, Zuckerberg từng nói.
James Dyson, CEO của tập đoàn sản xuất máy hút bụi Anh quốc Dyson, là một kỹ sư và nhà thiết kế công nghiệp. Niềm đam mê của ông là thay đổi những thiết kế đã có để làm chúng trở nên tốt hơn. Hiện ông sở hữu giá trị tài sản 2,3 tỷ USD.
Đam mê đem đến cho con người sự kiên nhẫn để đạt tới thành công, cho dù họ có gặp trở ngại gì. James Dyson đã phải tạo ra 5.172 mô hình khác nhau trước khi thiết kế được một chiếc máy hút bụi không túi hoàn hảo.
Bài học rút ra ở đây là, hãy hợp tác và tìm ra những con người có niềm đam mê. Họ chính là những người sẽ chinh phục các đỉnh núi, xoay chuyển tình thế, và đem đến những giải pháp sáng tạo nhất.
live-with-passion

Purpose (Mục đích)

Facebook không chỉ là một sản phẩm đơn thuần, đó là cách kết nối xã hội đã thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người. Mục đích của Zuckerberg là tạo ra một thế giới cởi mở, minh bạch hơn và tạo ra kết nối giữa mọi người. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tầm không chỉ bán sản phẩm, họ đem tới những cách thức mới cho các vấn đề, và đó là mục đích mà công ty của họ hướng tới.
Khi Blake Mycoskie thành lập công ty TOMS, sứ mệnh của ông không phải là để sản xuất giày mà là để giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển. Với mục đích như vậy, TOMS đến nay đã tài trợ hàng triệu đôi giày cho trẻ em ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Tất cả những việc mà Facebook làm, từ những nhân viên mà công ty này tuyển dụng, cho tới dịch vụ khách hàng mà công ty cung cấp, môi trường làm việc của công ty, cách thức tung ra các sản phẩm mới… đều dựa trên mục đích rõ ràng được truyền tải tới mọi cấp trong công ty.
Tác giả Ekaterina Walter cho rằng, để đạt tới thành công, mỗi công ty cần hiểu rõ được mục đích tồn tại của mình và đi theo mục đích đó mỗi ngày.
purpose

People (Con người)

Một nhà lãnh đạo có thể có tầm nhìn, nhưng văn hóa của một công ty được xây dựng dựa trên đội ngũ nhân viên của công ty đó. Khi tuyển dụng nhân sự, Facebook không chỉ chọn những người giỏi nhất cho công việc, mà còn chọn những người phù hợp với văn hóa của công ty. “Hacker Way” (“phong cách hacker) là thứ thống trị ở Facebook. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh chóng và liên tục mà tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi.
Cấu trúc quản lý dạng phẳng của Facebook đồng nghĩa với việc nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Nhân viên Justin Rosenstein từng miêu tả Facebook là “một công ty với 60 kỹ sư mà làm được những việc mà những nhóm 600 người không thể làm được… Đó là sự tổng hòa gọn gàng của chiến lược từ trên xuống và phát triển sản phẩm từ dưới lên ở Facebook”.
Bài học ở đây: Tìm đúng người, những người có niềm đam mê đối với mục tiêu mà công ty đề ra, những người sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của họ để giúp công ty thành công. Sau đó, để cho họ tự do đưa ra quyết định và trao quyền cho họ dấn thân vào những rủi ro.
108

Product (Sản phẩm)

Một thiết kế sản phẩm đơn giản và đẹp mắt là đã đủ để hãng Apple có chìa khóa cho sự thống lĩnh thị trường. Tương tự, Facebook đã luôn phấn đấu để xây dựng “sản phẩm tốt nhất và đơn giản nhất để mọi người chia sẻ thông tin dễ dàng nhất”, Zuckerberg từng nói. Facebook liên tục tinh gọn quy trình chia sẻ thông tin đó, và điều này thúc đẩy những sáng kiến lớn nhất của họ trong những năm qua.
Zuckerberg đặt trọng tâm vào sản phẩm trước rồi mới lo tới vấn đề doanh thu. Anh thậm chí đã từ chối lời chào mua Facebook 1 tỷ USD từ Yahoo vào năm 2006 vì anh quyết tâm đem sản phẩm của mình tới mọi người trên thế giới.
Bài học: Những công ty thành công nhất thế giới chú trọng sản phẩm trước đã, rồi mới đến doanh thu.

Partnerships (Đối tác)

Một trong những thế mạnh then chốt của Zuckerberg với vai trò lãnh đạo là anh biết những hạn chế của anh. Việc chiêu mộ Sheryl Sandberg, Giám đốc hoạt động của Facebook, theo Zuckerber “là trung tâm của tăng trưởng và thành công của chúng tôi qua các năm”. Thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn, có thể là với các nhà đầu tư, ê kíp quản lý, hoặc nhà cung cấp, đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.
Việc có các đối tác đúng đắn ở bên giúp Zuckerberg tự do phát huy thế mạnh của mình, bao gồm trí tưởng tượng, sự sáng suốt, và tầm nhìn. Mọi công việc lãnh đạo công ty để đạt tới thành công về tài chính đều giao cho Sandberg. Đó là một quan hệ đối tác hiệu quả.
Bài học ở đây là, không ai giỏi tất cả mọi thứ. Hãy tìm những đối tác tin tưởng vào sứ mệnh của bạn và bổ sung cho các kỹ năng của bạn.
Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng nghỉ, các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.
658-ct6

Thông qua bài viết này, kinhdoanhthuonghieu mong muốn đem đến cho doanh nghiệp những kiến thức trang bị cần thiết kinh doanh. Ngoài ra, đội ngũ chúng tôi với những cố vấn kinh doanh chuyên nghiệp – uy tín sẵn lòng hỗ trợ bạn trong những giải pháp cho cơ sở kinh doanh của mình
Và hơn trên tất cả, chúng tôi chúc các bạn luôn thành công!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty

Hôm nay kinhdoanhthuonghieu xin giải đáp những thắc mắc của một số doanh nghiệp trong những ngày qua về việc tăng vốn điều lệ cho cơ sở kinh doanh; hy vọng rằng với những chia sẻ dưới đây những chủ cơ sở kinh doanh có thể chuẩn bị đầy đủ thủ tục và hồ sơ cần thiết khi đăng ký tăng vốn điều lệ với những công ty cổ phần 
news_s59
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
1. Thông báo tăng vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật ( theo mẫu qui định).
2. Quyết định về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị (có thể tham khảo mẫu).
3. Biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp và có đóng dấu treo của công ty (có thể tham khảo mẫu).
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
6. Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi vốn)
Thời hạn hẹn giải quyết hồ sơ:  5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI HỒ SƠ
1/ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
-Trong thời hạn 3 năm đầu kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu công ty tăng vốn do phát hành cổ phần cho cổ đông sáng lập thì đề nghị  kê khai đầy đủ thông tin tại mục I và II mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
-Trường hợp sau 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty tăng vốn do phát hành cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc trường hợp công ty tăng vốn do phát hành cổ phần cho những người không phải là cổ đông sáng lập hoặc cả hai trường hợp trên thì chỉ kê khai thông tin tại mục I mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
2/ Quyết định của đại hội đồng cổ đông:
- Hình thức phát hành cổ phần: nếu phát hành cho cổ đông sáng lập thì phải nêu rõ nội dung mỗi cổ đông sáng lập mua thêm bao nhiêu cổ phần.
- Sửa đổi điều lệ: kê khai rõ những nội dung sẽ sửa trong điều lệ như vốn điều lệ, số lượng cổ phần của cổ đông sáng lập nắm giữ (nếu có thay đổi).
3/ Biên bản họp họp đại hội đồng cổ đông phải thông qua các nội dung tương ứng với nội dung của quyết định và thông báo đã kê khai.
Chúng tôi – kinhdoanhthuonghieu mong rằng với những khái niệm rõ ràng về phạm trù “chuyển giao công nghệ” sẽ giúp được phần nào một bộ phận doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề này.
Chúng tôi mong rằng sẽ có cơ hội được cộng tác, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm ra những hướng đi và giải pháp cho cơ sở kinh doanh của mình
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Chuyển giao công nghệ là gì?

Khái niệm “chuyển giao công nghệ” chắc còn khá xa lạ với nhiều người cũng như các doanh nghiệp kinh doanh; chính vì sự thiếu hụt này mà một số doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm khi tiến hành các bước “chuyển giao công nghệ”
chuyen-giao-cong-nghe4
Vậy chuyển giao công nghệ là gì?
Là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Trong đó:
(i) Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(ii) Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
  • Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
  • Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
  • Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
  • Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
  • Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
  • Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
  • Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
  • Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao công nghệ.
  • Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chúng tôi – kinhdoanhthuonghieu mong rằng với những khái niệm rõ ràng về phạm trù “chuyển giao công nghệ” sẽ giúp được phần nào một bộ phận doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh đó, kinhdoanhthuonghieu có những giải pháp cho các doanh nghiệp như: đăng ký kinh doanhđăng ký bản quyền logođộc quyền kiểu dáng công nghiệp….với chất lượng đảm bảo, nhanh chóng và giá cả hợp lý.
Chúng tôi mong rằng sẽ có cơ hội được cộng tác, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm ra những hướng đi và giải pháp cho cơ sở kinh doanh của mình
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 – Tp. Hồ Chí Minh
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Quy trình đăng ký làm việc ở cục sở hữu trí tuệ

Nhiều bạn vẫn hay thắc mắc với kinhdoanhthuonghieu về quy trình nộp bằng thẩm định sáng chế cho doanh nghiệp của mình, chính vì vậy chúng tôi xin mạn phép chia sẻ những thông tin và quy định về việc cấp bằng sáng chế của cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT)
Khi nộp đơn đăng ký sáng chế, việc theo đuổi hồ sơ đơn rất quan trọng và tác giả cần biết để giải quyết những yêu cầu từ phía Cục SHTT.
idea_bulb
Quá trình thẩm định đơn sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ có hai giai đoạn:
1. Thẩm định hình thức đơn: là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký.
Đơn sẽ được coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau: Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ; người nộp đơn không có quyền đăng ký; đơn nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn theo quy định; người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Thời gian thẩm định hình thức được tính 01 tháng nếu như đơn được hợp lệ;
2. Thẩm định nội dung đơn: bao gồm ba nội dung thẩm định
Thẩm định nội dung về tính mới:
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày ưu tiên sáng chế. Sáng chế được coi là chưa bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. Sáng chế được coi là không mất tính mới nếu  được công bố trong các trường hợp sau đây và với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố.
Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Sáng chế được người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký.
Thẩm định về trình độ sáng tạo:
Sáng chế được coi là có tính trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo hoặc sáng chế đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Thẩm định về khả năng áp dụng công nghệ:
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghệ nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Thời gian thẩm định nội dung (đánh giá tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghệ): 12 tháng.
5491323056931
Ngoài ra nếu cần thông tin tư vấn và hỗ trợ các loại giấy tờ và thủ tục kinh doanh như thay đổi giấy phép kinh doanhđăng ký độc quyền thương hiệuđăng ký các loại mã vạch…Hãy liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836
 Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích phần nào cho các bạn đang mong muốn chọn giải pháp nhượng quyền thương hiệu có cái nhìn sâu và rõ hơn về loại hình kinh doanh này. Chúc bạn luôn thành công nhé!

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Những thông tin ngoài lề về nữ CEO danh giá của Yahoo

  Yahoo sau nhiều năm mong mỏi: đã đánh bại Google về số lượng truy cập; cổ phiếu của Yahoo tăng gấp đôi sau một năm. Điều thần kỳ  của Yahoo đạt được ngày nay quả thực không thể không nói đến “phù thủy” xinh đẹp CEO của Yahoo, Marissa Mayer.


Marrisa Mayer
Marissa Mayer, nữ CEO xinh đẹp của Yahoo (Ảnh: Business insider)

 Marissa Mayer không giống nhiều phụ nữ khác
Ở tuổi 38, là một người vợ, một bà mẹ, một kỹ sư, và là CEO  của một công ty giá trị 30 tỷ USD. Cô là một người phụ nữ làm trong lĩnh vực mà đàn ông chiếm đa số, trong thế giới mà quy luật là  các công ty ưu tiên làm hài lòng các cổ đông, nhưng  Marrisa lại thực hiện theo một hướng ngược lại; cô  say mê với chiến lược đặt trải nghiệm của khách hàng lên trên cùng.

Marrisa Mayer ceo Yahoo
Marissa Mayer, nữ CEO xinh đẹp của Yahoo (Ảnh: Business insider)

Với tổng giá trị tài sản ít nhất lên đến 300 triệu USD, Marrisa không hề ngại ngần che giấu đi sự giàu có của mình. Nếu như Steve Jobs sống ở khu ngoại ô nhỏ, một ngôi nhà với hàng cây táo ở trước cửa thì Marissa Mayer sống ở một căn hộ xa xỉ nằm trên tầng áp mái của khách sạn bốn mùa tại San Franciso. Khi Mark Zuckerberg của Facebook hay Larry Page của Google mặc áo phông giản dị đến các sự kiện thì Mayer mặc trang phục cao cấp của Oscar De La Renta lên thảm đỏ.
Mayer tự gọi mình là kẻ lập dị, nhưng nhìn gu ăn mặc với mái tóc vàng quyến rũ, đôi mắt xanh và sự tươi trẻ trong phong cách của cô thì quả thật trông Mayer giống nữ diễn viên Hollywood hơn. Thông minh, trẻ trung, quyền lực, giàu có và tài năng, Mayer là   hình mẫu cho hàng triệu phụ nữ trên toàn cầu học tập theo.
Tuy được công chúng ngưỡng mộ, cô lại có rất nhiều tình địch trong ngành của mình. Họ gọi cô là robot, cứng nhắc bị mắc kẹt trong hàng tá tiểu tiết vô lý của chính bản thân cô đặt ra. Họ cònđánh giá rằng nỗi ám ảnh về *tiểu tiết* của trải nghiệm người dùng ở Mayer đến mức quên cả mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận.
Sau một năm kể từ khi tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc của Yahoo , dưới tài điều hành của Mayer, cổ phiếu của Yahoo đã tăng 100%. Trong tháng 7/ 2013  vừa qua, Yahoo lần đầu tiên vượt mặt Google trong suốt 2 năm gần đây về lượt người truy cập. Các kỹ sư lại muốn quay về làm việc cho Yahoo , kể cả CEO tiền nhiệm của Yahoo như Tumblr hay sáng lập viên David Karp, người đã từng đồng ý bán Yahoo với giá 1.1 tỷ USD. 
 Marrisa Mayer CEO Yahoo Smile
Những câu hỏi về Marissa Mayer
Hầu hết  những CEO như Mayer, người điều hành của những công ty trị giá hàng tỷ USD là những người thích giao du, sống hướng ngoại hay kiểu người có thể trở thành chính trị gia nếu giới kinh doanh và tiền không phát tín hiệu. Mayer thì không phải kiểu người đó. Các đồng nghiệp từ xưa cho đến những ngày đầu mới gia nhập Yahoo của Mayer đều nói rằng cô ấy là kiểu người nhút nhát, hay xấu hổ và không biết giao tiếp xã hội.
Vậy làm thế nào mà Mayer trở nên thành đạt nhanh chóng đến vậy?
Trước khi gia nhập Yahoo , Mayer là một thành viên của Google, với bước khởi đầu rất thành công khi thiết kế trang chủ của Google, tạo gia các sản phẩm quản lý cấu trúc, và trở thành đại diện của công ty.Và cô trở thành một trong những phụ nữ quyền lực nhất ở trong một trong những công ty quyền lực nhất thế giới.
Marrisa Mayer at Google
Marissa Mayer ngày ở Google (Ảnh: Google)

Vậy mà bỗng nhiên đồng nghiệp của Mayer lại được thăng chức, còn cô thì không. Mayer mất quyền chịu trách nhiệm về hình ảnh và cảm nhận của khách hàng ở tất cả các sản phẩm của Google, bao gồm trang chủ; mà thay vào đó sẽ phụ trách một sản phẩm ít quan trọng hơn là Google Maps . Cô bị rời khỏi hội điều hành của Google. Tại sao điều này lại xảy ra và làm thế nào để Mayer phục hồi sau chuyện đó?
Một trong những cách lý giải cho việc sự nghiệp của Mayer tại Google bỗng nhiên chấm dứt khởi nguồn từ việc Larry Page, người sáng lập của Google có ý định quay trở lại làm CEO. Mà chuyện Larry và Marrisa đã từng hẹn hò từ nhiều năm trước thì ai cũng biết. Một nhân viên của Google nói rằng: “Ở Google thì có những chuyện có thể nói thoải mái ở nơi công cộng, có những chuyện thì không. Và đây là một trong những chuyện không nên nói đó.”
Việc Mayer rời khỏi Google và trở thành nhà lãnh đạo của Yahoo vào mùa hè năm ngoái đã trở thành một cú sốc cho tất cả mọi người.
Và câu hỏi lớn hơn dành cho Mayer là, liệu cô có thể cứu Yahoo khỏi bờ vực suy thoái?
Câu trả lời của Marrisa Mayer
Việc Marrisa Mayer đến với Yahoo trong giai đoạn khủng hoảng niềm tin, khi cổ phiếu liên tục đi xuống, các nhà sáng lập thậm chí còn muốn bán công ty, đã mang lại sự hy vọng mới cho Yahoo . Để chào đón Mayer, một nhân viên nhiệt tình còn làm một tấm ảnh của Mayer với chữ “Hy vọng” ở phía dưới, và dán lên tường làm việc.

Marrisa Mayer hope
Tấm ảnh Marrisa Mayer và dòng chữ “Hy vọng” được treo ở Yahoo (Ảnh: Business Insider)

Và Mayer đã không để những người đặt niềm tin ở mình thất vọng. Kể từ khi Mayer được trải thảm đỏ về Yahoo , cổ phiếu của Yahoo đã tăng từ 15.74$ một cổ phiếu lên tới 28$ vào tháng 8, 2013. Với việc thiết kế lại các ứng dụng của Yahoo , lượt truy cập ở Yahoo thư điện tử đã tăng 120%; Yahoo dự báo thời tiết tăng 150%; Yahoo tin tức tăng 55%. Câu trả lời của Mayer dành cho Google đã đến vào tháng 7 vừa rồi, khi lượng truy cập của Yahoo lần đầu tiên vượt lượng truy cập của Google trong 2 năm vừa qua.
Bên cạnh những triển vọng về cổ phiếu của Yahoo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, sự phục hồi của Yahoo còn nằm ở kế hoạch của Mayer về Alibaba. Alibaba là trang điện tử về tìm kiếm hàng đầu ở Trung Quốc, và Yahoo là cổ đông lớn của công ty này. Alibaba chưa bán cổ phiếu ra đại chúng, dự kiến là khi hãng này chào bán cổ phiếu thì Yahoo sẽ thu được 7 tỷ đô tiền mặt nhờ việc bán lại cổ phần của mình ở Alibaba.
Bên cạnh những con số ấn tượng kể trên, Mayer còn làm cuộc cách mạng về văn hóa làm việc tại Yahoo . Mayer muốn tái tạo lại văn hóa làm việc tràn đầy năng lượng, năng suất cao như những ngày đầu làm việc tại Google cho Yahoo , khi Mayer là một kỹ sư chăm chỉ, tràn ngập hạnh phúc khi làm việc tới 100 tiếng mỗi tuần. Mayer cho làm thức ăn miễn phí tại Yahoo , mang đồ ăn trưa đến căng tin ăn cùng với các nhân viên của mình. Cô cũng tham gia vào chuỗi thư điện tử với các nhân viên cấp thấp, cấm mọi người dùng BlackBerry và tặng điện thoại thông minh dòng tốt nhất cho mọi nhân viên ở Yahoo . Mayer cũng tạo một diễn đàn nơi các nhân viên của mình có thể thoải mái đưa ra những kiến nghị và giải pháp. Mayer đã thành công trong liệu pháp tinh thần của mình tới toàn thể nhân viên của Yahoo , biến họ từ những người uể oải, chán làm việc trở nên nhiệt huyết và chăm chỉ.
Một nhân viên ở Yahoo đã từng nói: “Nếu Mayer không đến thì những nhân viên giỏi của Yahoo chắc đã rời bỏ hết. Và đó sẽ là điều chấm hết với Yahoo .”

Đăng ký thành lập công ty và các thủ tục cần thiết

NHỮNG HỒ SƠ CẦN THIẾT TRONG ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp và Điều 26 Luật Quản lý thuế và được ghi trên cơ sở những thông tin trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn tại Nghị định số: 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:

* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân (Điều 19):

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh (Điều 20)

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 21)

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Những điều lệ trên có thể giúp bạn chuẩn bị đầy đủ các thứ tự hồ sơ phần nào thuận tiện cho việc đăng ký doanh nghiệp của mình
Nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi:
Trần Quân – 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy – 093.298.9836

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Franchise cuộc chiến nhượng quyền không hồi kết

Khái niệm về "Franchise" chắc không còn xa lạ trong thị trường Việt Nam hiện nay, có quá nhiều lợi ích mà nhượng quyền kinh doanh mang lại; một thời đây được xem là cách đầu tư thông minh và hiệu quả khi kinh tế Việt Nam hội nhập
Tuy nhiên, lại xuất hiện những bất cập đáng tiếc trong hình thức kinh doanh này;  "thương hiệu" khi được nhượng quyền dần bị loãng và chất lượng giảm sút khiến nhiều nhà đầu tư cũng như chủ thương hiệu ngao ngán. Vì vậy, thông qua bài viết này kinhdoanhthuonghieu muốn chia sẻ và giúp bạn làm rõ về "nhượng quyền thương mại" thuần chất
658-ct6
Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá,
Đây là một hoạt động rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường tự do hiện đại tại Việt Nam, hình thức này rất phổ biến với sự xuất hiện của Coffe Bean, KFC và một loạt các thương hiệu khác. Vậy điều kiện và thủ tục xin giấy phép nhượng quyền được quy định như thế nào?
images (1)
1) Điều kiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Bên đăng ký nhượng quyền phải có hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
Đã tiến hành hoạt động đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định (Bộ Công Thương và Sở Công Thương).
Đáp ứng điều kiện về hàng hoá, dịch vụ theo đó hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại và là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
2) Tư vấn đăng ký nhượng quyền thương mại:
Tư vấn các khía cạnh pháp lý về hoạt động phân phối dưới hình thức nhượng quyền thương mại.
Tư vấn các khía cạnh pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước, nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt lưu ý với khách hàng các khía cạnh pháp lý liên quan đến pháp luật thương mại, pháp luật canh tranh, pháp luật hợp đồng và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Tư vấn và làm việc với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức nhượng quyền thương mại.
Tư vấn đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.
Tham gia soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, khuyến nghị các rủi ro, đề xuất giải pháp, hỗ trợ tham gia đàm phán ký kết hợp đồng
Tham gia đàm phán hợp đồng nhượng quyền và triển khai hệ thống.
Tư vấn về soạn thảo hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại.
Tiến hành thủ tục dịch vụ dịch thuật, công chứng, chứng thực các tài liệu phục vụ cho việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo ủy quyền của khách hàng tại Sở Công Thương và Bộ Công Thương
Tiến hành thủ tục đăng ký bổ sung, đăng ký điều chỉnh thông tin nhượng quyền thượng mại khi hoạt động nhượng quyền được triển khai.
Ngoài ra nếu cần thông tin tư vấn và hỗ trợ các loại giấy tờ và thủ tục kinh doanh như thay đổi giấy phép kinh doanh; đăng ký độc quyền thương hiệu; đăng ký các loại mã vạch…Hãy liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836
 Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích phần nào cho các bạn đang mong muốn chọn giải pháp nhượng quyền thương hiệu có cái nhìn sâu và rõ hơn về loại hình kinh doanh này. Chúc bạn luôn thành công nhé!

Hoàn thiện quy chuẩn pháp lý đăng kí kinh doanh

KHUNG PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP DẦN HOÀN THIỆN

452084df218636.img
Theo khẳng định của ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị công tác đăng ký kinh doanh nhằm triển khai công tác trong năm 2013 và định hướng cho các hoạt động dài hạn của Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, được tổ chức tại Hà Nội hôm 5/4.
Ông Lê Quang Mạnh cho rằng, thời gian qua, chương trình cải cách đăng ký kinh doanh đã thu được những kết quả tích cực, đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là khung pháp lý về đăng ký doanh nghiệp đã được hoàn thiện một bước nhằm đưa công tác đăng ký doanh nghiệp phát triển theo hướng thuận lợi, minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký kinh doanh vẫn còn tồn tại một số vướng mắc như hệ thống báo cáo trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia còn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.
Nhằm hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh của Việt Nam trong thời gian tới, Cục quản lý đăng ký kinh doanh sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư một cách đồng bộ; tạo hành lang pháp lý bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước trong thực hiện thủ tục gia nhập thị trường; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cục sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin doanh nghiệp, khớp nối dữ liệu về tình hình doanh nghiệp với cơ quan thuế, cơ quan thống kê nhằm tạo dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất, tập trung, cung cấp cho cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước những thông tin chính xác, có giá trị về tình hình hoạt động của doanh nghiệp – ông Lê Quang Mạnh cho biết thêm.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 1/2013, cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 79.389 tỷ đồng. So với quý 1/2012 thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 6,8% và số vốn đăng ký giảm 16,1%; so với quý 4/2012 thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4% và số vốn đăng ký giảm 26,7%.
Mọi thắc mắc và thông tin tư vấn cần được hỗ trợ, cũng như tìm kiếm các giải pháp phù hợp hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn, với đội ngũ chuyên nghiệp – uy tín – nhanh chóng, chắc chắn sẽ khiến bạn biến những thứ khó khăn thành dễ dàng
Thông tin liên hệ: 
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836

Những loại hình kinh doanh cần tìm hiểu

CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

  • Uy tín của công ty.
  • Khả năng huy động vốn.
  • Rủi ro đầu tư.
  • Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập công ty.
  • Tổ chức quản lý công ty.

1. Công ty tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân)

Công ty tư nhân là tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh, do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ công ty tư nhân là đại diện theo Pháp luật, công ty tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân.Những ưu điểm và nhược điểm của công ty tư nhân.
* Ưu điểm:
  • Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên công ty tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ công ty tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.
* Nhược điểm:
  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
  • Chủ công ty tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty và của chủ công ty chứ không giới hạn số vốn mà chủ công ty đã đầu tư vào công ty.

2. Công ty hợp danh.

660-ct4
Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.
* Ưu điểm:
  • công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
* Nhược điểm:
  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

658-ct6
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là công ty trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi người. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Những ưu và nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
* Ưu điểm
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
* Nhược điểm:
  • Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là công ty tư nhân hay công ty hợp danh.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

5. Công ty cổ phần.

Diverse Group Of Colorful Business People Seated At A Round Conf
Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.
* Ưu điểm:
  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
* Nhược điểm:
  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

6. Hợp tác xã.

logo_lienminhhtxhatinh
Hợp tác xã là một loại hình công ty đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của mình theo quy định của pháp luật. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân là những xã viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Những ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã.
* Ưu điểm:
  • Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia.
  • Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
  • Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
* Nhược điểm:
  • Không khuyến khích được người nhiều vốn.
  • Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã.
  • Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông.
  • Sở hữu những nguồn vốn của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của hợp tác xã
Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích phần nào cho các doanh nghiệp để chọn lựa loại hình kinh doanh phù hợp với bản thân, tiềm lực của cơ sở mình. Chúc bạn luôn thành công
Ngoài ra nếu cần thông tin tư vấn và hỗ trợ các loại giấy tờ và thủ tục kinh doanh như thay đổi giấy phép kinh doanhđăng ký độc quyền thương hiệuđăng ký các loại mã vạch…Hãy liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: 60/44/10 Lâm Văn Bền, P.Tân Kiểng, Q.7
Trần Quân: 0124.933.6979
Nguyễn Diễm Thúy: 093.298.9836